Nói về rùa này thì chắc nhiều người chưa nghe đến hoặc là chưa hình dung được loài rùa này sẽ như thế nào, chúng sống ở đâu và làm sao để phân biệt chúng với các loại rùa khác nhau. Do vậy, để giúp các bạn hiểu hơn và biết thêm về loài bò sát này thì những chia sẻ của chúng tôi sau đây ắt hẳn sẽ rất hữu ích. Cụ thể:
Rùa Sa Nhân hay còn được biết đến với tên khoa học là Cuora Mouhoti, là một loài rùa thuộc hàng quý hiếm của bộ rùa cạn Testudinata và họ Emydidae. Đây là một loại rùa có kích thước trung bình, không quá lớn và thường được tìm thấy ở các khu vực như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Campuchia hay Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng của loài rùa này ngày càng suy giảm, khiến cho chúng ngày càng trở nên quý hiếm hơn. Tại Việt Nam, loài giống rùa này được tìm thấy chủ yếu ở vùng rừng quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình. Ngoài khu vực này, thì loài chúng chỉ còn được tìm thấy với số lượng hạn chế ở các khu vực như: Ba Vì – Hà Nội, Quan Hoá – Thanh Hoá, Tân Kỳ – Nghệ An, Hoà Bình, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Bảo Hà – Lào Cai… Do sự can thiệp quá mức của con người khiến cho môi trường sống của chúng cũng như các loài động vật khác bị thu hẹp, từ đó khiến số lượng loài rùa này ngày càng suy giảm và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đây là một loài rùa thuộc một trong những loại rùa quý hiếm hiện nay, do đó các đặc điểm của loài rùa này cũng tương đối khác biệt so với các loại rùa phổ biến hiện nay. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của loài rùa này mà bạn có thể tham khảo qua.
+ Đây là một loài rùa có kích thước trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ.
+ Khi trưởng thành sẽ đạt kích thước từ 14-18cm, trọng lượng từ 500-800g. Đặc biệt, phần khác biệt của giống rùa này so với các loài rùa khác đó là chúng sẽ có 3 gờ nổi trên lưng. Một gờ ở giữa chạy thẳng từ đầu mai tới cuối mai, còn 2 gờ đối xứng hai bên qua gờ giữa, ngắn hơn gờ ở giữa và nối vảy 1 đến vảy 4 của mai.
+ Khi trưởng thành, loài rùa này thường có màu nâu hoặc màu vàng nhạt trên mai, màu xám hoặc đen ở phần bụng.
+ Một điều đặc biệt ở loài rùa này là xung quanh viền mai của chúng sẽ có hình dạng như những chiếc răng cưa, tuy nhiên chúng không quá sắc nhọn.
+ Ở con đực trưởng thành sẽ có đuôi dài hơn con cái, màu nâu sậm hơn và ở phần đuôi thường có nhiều hạt nổi lên trông giống như những chiếc vảy sần.
+ Rùa Sa Nhân có đầu khá nhỏ, mõm ngắn, mắt thường có màu đỏ, đầu có các lớp vảy da lớn, chi trước 5 ngón và chi sau có 4 ngón, giữa các ngón cũng có các màng mỏng để giúp chúng bơi lội dễ dàng trong nước.
+ Cổ của chúng có thể kéo ra rất dài khỏi mai của nó, cổ khá bé, da mềm, dẻo và rất linh hoạt. Chúng có thể dùng để quan sát xung quanh cũng như tự lật mình trở lại khi bị ngã.
1.3. Rùa Sa Nhân sống ở đâu?
Hiện nay loài rùa này phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ… môi trường sống lý tưởng của loài rùa này chính là trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, có nhiều lớp lá khô và bụi cây khô. Bởi đây sẽ giúp chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn cũng như lẫn tránh kẻ thù, vì màu của loài rùa này tương tự như màu lá rụng. Ở Việt Nam, thì số lượng rùa này hiện nay được tìm thấy chủ yếu ở vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình.
Đặc biệt, hiện nay số lượng loài rùa này ngày càng bị suy giảm, do đó tên của chúng đã có mặt trong sách Đỏ Việt Nam. Do đó, loài rùa này cần được bảo tồn cũng như ghép đôi giúp cải thiện số lượng một cách hiệu quả và an toàn.
Cũng tương tự như các loại rùa khác hiện nay, thì thức ăn của Rùa Sa Nhân thường là các loại cá nhỏ, tôm, ốc, giun, giáp sát… Ngoài ra chúng cũng có thể ăn các loại hoa quả chín rụng, thực vật non…
Theo các chuyên gia sinh vật cho biết, loài rùa này thường tiến hành ghép cặp và giao phối vào mùa xuân. Bởi lúc này nhiệt độ trong rừng thường sẽ cao hơn, môi trường ấm áp hơn và đặc biệt là lượng thức ăn dồi dào, dễ tìm kiếm giúp quá trình mang thai, sinh sản dễ dàng hơn. Cũng giống như các loài rùa khác, thì loài này đẻ trứng vào các hốc cây hoặc các lỗ sau đó lấp lại và trứng sẽ tự nở sau một thời gian nhất định. Hiện nay, loài rùa này đang được bảo tồn tại hầu hết các quốc gia có sự hiện diện của chúng.
Trong tự nhiên, chúng thường sống tại các khu rừng rậm, nhiều bụi cây thấp, nhiều lá cây rụng… Tuy nhiên hiện nay vấn nạn săn bắt các loại động vật quý hiếm diễn biến vô cùng phức tạp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng của loài này ngày càng suy giảm trong tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, tuổi thọ của loài rùa này khá cao, có thể lên đến hàng chục năm, có những cá thể có thể sống lên đến hơn 100 năm.
Hiện nay, nhằm bảo tồn và phục hồi số lượng của loài rùa quý này, thì có khá nhiều trại nuôi nhân tạo được thành lập và nhân giống thành công. Từ đó giúp cho số lượng loài rùa này tăng lên, tuy nhiên thì đổi lại đó là chúng sẽ không có sự tự do như khi sống trong môi trường tự nhiên.
3. Cách nuôi Rùa Sa Nhân như thế nào?
Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi hoặc nhân giống loài rùa đặc biệt này, thì có thể tham khảo qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cách chọn giống, chuồng nuôi, thức ăn… sau đây. Để giúp quá trình chăn nuôi của mình đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Hiện nay số lượng loài rùa này khá ít, thế nên bạn nên tìm đến những trại nuôi nhốt để được họ tư vấn cũng như có thể lựa chọn được cho mình những con giống tốt và khỏe mạnh nhất. Và đặc biệt bạn nên nuôi rùa theo từng cặp đực cái để chúng có thể giao phối và sinh sản ra các lứa rùa con.
Chuồng nuôi khá đơn giản, bạn có thể sử dụng các loại lưới như B40 để quanh lại thành một khu nuôi rùa. Chuồng nuôi rùa nên sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều lá cây khô, mùn cưa và đặc biệt là bạn cần phải tạo nên các hốc để giúp loài rùa trú ngụ, ẩn náu. Ngoài ra bạn cần cung cấp nước đầy đủ cho chuồng nuôi, để giúp duy trì độ ẩm và cần phải có nhiều cây tươi để giúp rùa không bị stress.
Trong môi trường nuôi nhốt thì loài này có thể ăn khá nhiều loại thức ăn khác nhau và các loại thức ăn này cũng tương đối dễ tìm như: Cà chua, chuối chín, thanh long, mộc nhĩ, ốc núi, ốc sên, sâu chim, sâu bướm, giun đất, tôm tép, cá nhỏ… Bạn nên cho chúng ăn cả thịt cả rau để giúp chúng phát triển ổn định và nhanh chóng.
Hiện nay, giống rùa này là một trong những loài ít khi bị bệnh trong quá trình nuôi nhốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn cần vệ sinh chuồng nuôi một cách sạch sẽ, nên khử khuẩn chuồng định kỳ và đặc biệt là không để bị đọng nước ở chuồng lâu ngày, khiến vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho rùa.
Giá của loài rùa này là bao nhiêu chính là một trong những thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và theo chúng tôi tìm hiểu, thì tại các trại nhân giống hợp pháp một chú rùa loại này có mức giá giao động từ 300.000 – 500.000 vnđ/con tuỳ thuộc vào kích thước. Ngoài ra, để có thể mua được giống rùa này hợp pháp thì bạn cần tìm đến các trại giống được cấp phép nhân giống, tránh tình trạng mua bán ngoài luồng từ đó tiếp tay cho những kẻ săn bắt động vật trái phép.
Để có thể mua được những chú rùa này hợp phát, thì tốt nhất là các bạn nên tìm đến các trại nhân giống uy tín. Ngoài ra, bạn cần quan sát thật kỹ để tránh tình trạng mua phải những loài rùa không phải là những chú rùa giống đặc biệt này nhé.
Bình luận từ Facebook
Phản hồi